I. ĐƯƠNG QUY:
Tên khoa học: Angelica sinensis (Oliv.) Diels, Angelica Polymorpha Maxim var sinensis Oliv.
Họ: thuộc họ Hoa tán Apraceae (Umbelliferae)
BỘ PHẬN DÙNG:
Đương quy (Radix Angelicae sinensis): là rễ phơi hay sấy khô của cây Đương quy. Quy là về, vì vị thuốc này có tác dụng điều khí, nuôi huyết, làm cho huyết đang loạn xạ trở về chỗ cũ do đó có tên như vậy.
Đương quy phiến: Đương quy đã loại bỏ tạp chất, rửa sạch, ủ mềm, thái lát mỏng, phơi khô hoặc sấy khô ở nhiệt độ thấp
CÔNG DỤNG:
• Tính vị, quy kinh: Cam, tân, ôn. Vào các kinh can, tâm, tỳ
• Công năng, chủ trị: Bổ huyết, hoạt huyết, điều kinh, giảm đau, nhuận tràng. Chủ trị: Huyết hư, chóng mặt. Kinh nguyệt không đều, bế kinh, đau bụng kinh, táo bón do huyết hư. Phong thấp tê đau, sưng đau do sang chấn.


II. HOÀNG KÌ:
Hoàng kỳ là rễ phơi hay sấy khô của cây Hoàng kỳ ( Astragalus membranaceus ( Fish) Bunge) hay cây Hoàng kỳ Mông cổ ( Astragalus mongolicus Bunge) thuộc họ Cánh bướm ( Fabaceae). Vị thuốc được ghi đầu tiên trong sách Bản kinh với tên Hoàng kỳ, còn có tên khác như Miên Hoàng kỳ, Tiễn kỳ, Khẩu kỳ, Bắc kỳ.
Thành phần chủ yếu:
Theo sách Trung dược học trong Hoàng kỳ có saccaroza, nhiều loại acid amin, protid (6,16 -9,9%), cholin, betatain, acid folic, vitamin P, amylase.
Trong Hoàng kỳ Mông cổ có polysaccharide, alkaloit, một số vi lượng nguyên tố như selennium, sắt, calci, phospho, magnesium.
Tác dụng dược lý:
Hoàng kỳ có tác dụng bổ khí, thăng dương, ích vệ khí, cố biểu, thác sang, sinh cơ, lợi thủy tiêu thũng. Dùng trị các chứng Tỳ khí hư nhược, các chứng khí bất nhiếp huyết, trung khí huyết hạ hãm, tỳ phế khí hư, khí huyết lưỡng suy, khí hư phát nhiệt, cơ thể hư nhiều mồ hôi, ung thư lỡ loét miệng khó lành, khí hư thủy thũng, huyết tý tê dại chân tay, di chứng trúng phong, chứng tiêu khát.
III. QUẾ:
Quế tên khoa học là Cinnamomun Loureirii Ness, thuộc chi Quế (Cinnamomum). Chi này gồm các loài thực vật thường xanh thuộc họ Nguyệt quế (Lauraceae), lá và vỏ cây thường có tinh dầu thơm. Chi Quế có khoảng hơn 300 loài, phân bố chủ yếu tại các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới của Bắc Mỹ, Trung Mỹ, Nam Mỹ, Châu Á, Châu Đại Dương
Tác dụng của quế trong Đông y đã được khẳng định qua hàng loạt món ăn, bài thuốc để phòng và hỗ trợ chữa trị hết các chứng bệnh như cảm lạnh, chướng bụng đầy hơi, buồn nôn, tiêu chảy, viêm thận mạn, đau thắt lưng, vảy nến mề đay, đau bụng kinh…
IV. BẠCH TRUẬT
Tên khác: Truật, Truật sơn kế (Bản Kinh), Sơn khương, Sơn liên (Biệt lục), Dương phu, Phu kế, Mã kế (Bản Thảo Cương Mục), Sơn giới,
Thiên đao (Ngô-Phổ bản thảo), Sơn tinh (Thần Dược Kinh), Ngật lực gìa (Nhật Hoa Tử Bản Thảo), Triết truật (Tân Tu Bản Thảo Đồ Kinh), Bạch đại thọ, Sa ấp điều căn (Hòa Hán Dược Khảo), Ư truật. Sinh bạch truật, Sao bạch truật,Thổ sao bạch truật, Mễ cam thủy chế bạch truật, Tiêu bạch truật, Ư tiềm truật, Dã ư truật, Đông truật (Đông Dược Học Thiết Yếu)
Tên tiếng Anh: Chinese Thistle Daisy, White Atractylodes
Tên khoa học: Atratylodes macrocephalaKoidz.
Tên đồng nghĩa: Atractylis macrocephala (Koidz.) Nemoto, Atractylis ovata Thunb, Atractylodes ovata D.C., Atratylis macrocephala (Koidz) Kand.
Thuộc họ Cúc - Asleraceae
Bạch truật được xem là một vị thuốc bổ bồi dưỡng và được dùng chữa viêm loét dạ dày, suy giảm chức phận gan, ăn chậm tiêu, nôn mửa, ỉa chảy phân sống, viêm ruột mạn tính, ốm nghén, có thai đau bụng, sốt ra mồ hôi. Cũng dùng làm thuốc lợi tiểu, trị ho, trị đái tháo đường. Người đau bụng do âm hư nhiệt trướng, đại tiện táo, háo khát không dùng.
Với dược lý y học cổ truyền cho rằng: Bạch truật có tác dụng bổ khí, kiện tỳ, táo thấp, lợi thủy, cầm mồ hôi và an thai. Chủ trị các chứng tỳ, vị, khí hư, chứng thủy thũng, chứng đàm ẩm, chứng khí hư tự hãn và động thai.
Ngự Bổ Thang đặc biệt từ khi ra thị trường, luôn là sự lựa chọn nhằm tăng cường sức khỏe của đông đảo khách hàng trong nước cũng như Việt kiều ở nước ngoài.
Sản phẩm này còn được nhiều đơn vị, cơ quan chọn làm quà biếu tặng cao cấp trong các dịp lễ tết.
Thang thuốc được đóng gói cẩn thận, xếp gọn trong túi thiếc hút chân không cẩn thận và đẹp mắt, chắc chắn sẽ là món quà tặng sức khỏe hết sức ý nghĩa cho ông bà, cha mẹ, sếp và người thân.
Bài thuốc bổ ngâm rượu là sự kết hợp tinh tế giữa các thành phần Thảo Dược quý.
Tất cả các thành phần này khi phối ngũ với nhau sẽ tạo ra bài thuốc đại bổ giúp điều hòa, phục hồi và tăng cường chức năng của ngũ tạng (tâm, can, tỳ, phế, thận), đồng thời giúp tăng cường thể lực, sức đề kháng và chống lão hóa.
CÔNG DỤNG VÀ CÁCH DÙNG CỦA THANG THUỐC BỔ NGÂM RƯỢU
Công dụng:
– Cường cân kiện cốt. Giúp trị đau nhức xương khớp do phong thấp, thoái hóa cột sống, gai cột sống và đau thần kinh tọa.
– Bổ thận tráng dương. Giúp tăng cường sinh lực, sinh lý. Hỗ trợ trị xuất tinh sớm, liệt dương.
– Kiện tỳ, bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần. Giúp kích thích tiêu hoá, hồng da đen tóc, tăng cường trí nhớ, dễ ngủ.
Cách dùng:
– Một thang ngâm 8-10 lít rượu trắng.
– Nên dùng rượu từ 40 – 50 độ dễ bảo quản được lâu và để dễ chiết suất các hoạt chất có trong dược liệu.
– Thuốc ngâm với rượu sau 30 ngày trở đi là có thể dùng được.
– Khi dùng, quý vị cũng có thể pha rượu với một ít đường phèn hoặc mật ong để tăng thêm vị ngọt.
– Nam nữ đều có thể dùng được.
– Uống đến khi mực rượu bằng mực thuốc, quý vị có thể chắt hết rượu ra rồi ngâm lần 2 với 8 lít rượu.
Nếu quý vị không uống được rượu, có thể rót rượu vào một bát nhỏ, cho vào nồi đậy kín, chưng cách thủy 15 phút cho bay hơi rượu sẽ dễ uống hơn.
Liều dùng: Mỗi lần 20-30ml, ngày uống 1-3 lần. Uống trong 6-8 tháng mới hết nước 1.
*Lưu ý: Tác dụng của sản phẩm có thể thay đổi tùy theo cơ địa mỗi người.
Phụ nữ có thai, trẻ em, người huyết áp cao chưa điều trị ổn định, người mẫn cảm với rượu không nên dùng.